Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Doanh nghiệp lo giá điện dễ tăng, khó giảm

 Quy định thông số đầu vào tăng 2%, EVN đã được quyền đề xuất tăng giá điện khiến nhiều ý kiến lo ngại, tần suất điều chỉnh giá điện sẽ dồn dập ảnh hưởng đến CPI và tâm lý người tiêu dùng. 

Theo dự thảo quy định về cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện, trường hợp các thông số đầu vào tăng từ 2% đến 5% và trong khung giá quy định thì EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện ở mức tương ứng sau được Bộ Công Thương chấp thuận.

Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép cho biết, hiện giá điện chiếm khoảng 6% cơ cấu giá thành phôi thép, còn các thép thành phẩm khác chiếm gần 1%. Trung bình 1 tấn thép cần khoảng 600 kWh điện. Hiện, mặc dù trong nước đã tự cung tự cấp được khoảng 80% phôi thép nhưng thép phế vẫn phải nhập. Bởi vậy, khi giá điện tăng bao nhiêu thì giá thành thép sẽ tăng bấy nhiêu. Chỉ cần giá điện tăng 2%, doanh nghiệp thép cũng đủ lao đao.

Chuyên gia, doanh nghiệp lo ngại giá điện dễ tăng dồn dập khi có quy định mới. Ảnh: Hoàng Hà 

"Trong bối cảnh bất động sản đang đóng băng như hiện nay thì việc biến động   tai game dien thoai   giá cả, dù là ít cũng sẽ khiến người tiêu dùng khó chấp nhận và doanh nghiệp không thể cầm cự được", ông Cường nhìn nhận. Tính đến 28/2, ngành thép tồn khoảng 300.000 tấn, một số doanh nghiệp khó khăn đã phải đóng cửa.

Cùng quan điểm trên, ông Hồ Quốc Lực, Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta chia sẻ, trong bối cảnh hiện nay, nếu đề xuất thông số đầu vào chỉ cần biến động 2% mà EVN đã được đề xuất tăng giá điện thì doanh nghiệp sẽ cực kỳ khó khăn. Hiện nay, giá cả mọi thứ đang tăng chóng mặt, đặc biệt là vật tư, bao bì... nên doanh nghiệp sẽ không hề "dễ thở".

Trong khi ngành thủy sản đang khó khăn, nhiều đơn vị đã phải bỏ nghề vì tôm phải đối mặt với dịch bệnh. Mỗi năm doanh nghiệp của ông mất 20 tỷ đồng tiền điện. "Giá điện tăng bao nhiêu thì doanh nghiệp mất tiền lời bấy nhiêu. Bởi vậy tiêu chí về điều chỉnh giá điện phải được tính toán hết sức kỹ càng", ông Lực nói.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 2 tăng 1,32% so tháng trước và cả nước từ đầu năm (so với tháng 12/2012) tăng 2,59%. Chỉ số giá tiêu dùng hai tháng đầu năm tuy ở mức thấp so với cùng kỳ 10 năm trở lại đây nhưng so với chỉ tiêu cả năm 2013 vẫn là mức tăng khá cao. Do đó, quy định trong dự thảo, thông số đầu vào biến động 2% đã được tăng giá điện sẽ tác động đến CPI và và tâm   phim vo thuat   lý người tiêu dùng.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, khi các thông số đầu vào chỉ cần tăng 2% là EVN đã được quyền đề xuất tăng giá điện thì tần suất điều chỉnh giá điện sẽ rất dồn dập. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ông Doanh lo ngại, chính đề xuất này sẽ khiến doanh nghiệp càng lao đao hơn bởi điện là đầu vào quan trọng. Ngoài ra, khi giá thành biến động thì giá bán cũng tăng lên và chính người tiêu dùng sẽ phải "gánh đủ".

Dự thảo nêu rõ, trong trường hợp các thông số đầu vào biến động làm giá bán điện tại thời điểm tính toán thấp hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 5% trở lên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được quyết định giảm giá bán điện tương ứng. EVN phải báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để giám sát. Tuy nhiên, theo ông Doanh điều này không dễ xảy ra vì EVN vẫn còn độc quyền và thực tế chưa bao giờ EVN tự đề xuất xin giảm giá điện.

Chuyên gia Lê Đăng Doanh nhìn nhận, việc tính toán các thông số đầu vào cần phải được tính toán và xem xét kiểm tra một cách nghiêm ngặt để đảm bảo công bằng. Thêm vào đó, theo ông Doanh, nên giữ nguyên ở mức chỉ điều chỉnh giá điện khi các thông số đầu vào biến động 5% thay vì 2% như đề xuất của dự thảo.

 Hoàng Lan 


http://bigphim.net/tim-kiem/bo%20gia

http://bigphim.net/xem-phim/chan-troi-mo-uoc-812.html

http://bigphim.net/xem-phim/alice-pho-cheongdamdong-tap-1616-805.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét