Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Tín hiệu khả quan từ CPI 2 tháng đầu năm

 (Chinhphu.vn) - CPI sau 2 tháng của năm nay thấp thứ 2 trong 10 năm qua và thấp hơn so với CPI bình quân của 9 năm trước đó (3,49%). Đây là tín hiệu khả quan báo hiệu CPI năm nay sẽ tăng không cao. 

Mục tiêu tổng quát năm 2013 là “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012…”. Vậy có thể rút ra nhận định gì từ CPI tháng 2 và 2 tháng đầu năm?

CPI SAU 2 THÁNG ĐẦU NĂM CÙNG KỲ 10 NĂM QUA (%)

 Nguồn : Tổng cục Thống kê

 Trước hết, theo thời gian,  cần so sánh tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 và 2 tháng đầu năm nay so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.

 CPI của tháng 2  năm nay tuy tăng cao hơn của tháng 1 (tăng 1,32% so với tăng 1,25%), nhưng thấp thứ hai so với tháng 2 của cùng kỳ trong 9 năm qua (sau tháng 2/2009, mà cả năm 2009 chỉ tăng 6,52%), thấp hơn nhiều tốc độ tăng bình quân của tháng 2 cùng kỳ trong 10 năm đó (2,21%).

Hệ số giữa tốc độ tăng tháng 2 so với tháng 1 của năm nay là 1,06 lần, thấp hơn nhiều so với hệ số của cùng kỳ các năm trước (của năm 2012 là 1,37 lần, bình quân thời kỳ 2004- 2012 là 1,77 lần).

CPI tháng 2 tăng thấp do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do người dân tiếp tục chi tiêu tiết kiệm ngay cả trong dịp Tết cổ truyền. Có nguyên nhân do tốc độ tăng tín dụng mang dấu âm (theo Vụ Tín dụng, Ngân hàng nhà nước, dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng tính từ đầu năm đến 19/2 vẫn còn âm 0,16%, tuy không bị âm lớn khoảng 3% như cùng kỳ năm trước), trong khi huy động tiết kiệm tăng trưởng 1,2%. Quan trọng là Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều biện pháp để kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng trên nhiều mặt, như tăng cung hàng hóa, dự trữ và bán hàng bình ổn giá, giám sát kiểm tra giá cả…

 CPI sau 2 tháng  của năm nay thấp thứ 2 trong 10 năm qua và thấp hơn so với CPI bình quân của 9 năm trước đó (3,49%). Đây là tín hiệu khả quan báo hiệu CPI năm nay sẽ tăng không cao. Nguyên nhân chủ yếu là do tiêu dùng tiếp tục tăng thấp, tăng trưởng tín dụng vẫn chậm…

Tuy nhiên, với mục tiêu của cả năm 2013 là “lạm phát thấp hơn” năm trước thì việc CPI 2 tháng đầu năm nay cao hơn của cùng kỳ năm trước, cũng gợi lên một số vấn đề đáng quan tâm.

(1) Để kiềm chế lạm phát năm nay ở mức thấp hơn năm trước, thì việc kiềm chế phải được thực hiện trong từng tháng và cũng là cách kiềm chế lạm phát theo mục tiêu- một bài học kinh nghiệm chuyển đổi phương pháp điều hành: chuyển từ thụ động   phim vo thuat   ngăn chặn sang chủ động điều hành theo mục tiêu.

(2) Năm 2012, có tới 8 tháng CPI tăng thấp hơn mức bình quân của năm, trong đó có 2 tháng CPI còn mang dấu âm (tháng 6, tháng 7). Do vậy, tiến độ thực hiện mục tiêu của cả năm nay trong các tháng tới sẽ không dễ dàng.

(3) Việc tăng rất cao của tháng 9/2012 (tăng 2,2%) và tăng khá cao của tháng 10/2012 (tăng 0,85%) đã cho chúng ta một bài học kinh nghiệm, đó là việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng là cần thiết và đúng hướng, nhưng phải trên cơ sở có tiền đề cạnh tranh, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương với địa phương, phải có liều lượng và thời gian phù hợp.

(4) Việc điều hành tỷ giá được thực hiện theo Nghị quyết 01/CP-NQ của Chính phủ, tức là “theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam”. Cần tiếp tục giữ ổn định tỷ giá bởi tính đến 15/2 Việt Nam tiếp tục xuất siêu (theo Tổng cục Thống kê đạt 1.384 triệu USD); cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục được cải thiện; nếu điều chỉnh sẽ làm xuất hiện “nhập khẩu lạm phát”, “khuếch đại lạm phát” ở trong nước, làm tăng nợ và trả nợ khi tính bằng VND, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, trong khi sản xuất kinh doanh đang còn gặp khó khăn. Nếu có điều chỉnh cũng không theo cách làm cũ trước trước kia (tăng “giật cục một lần”), mà nên thông qua việc quyết định tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng (“trườn bò”) để hạn chế đầu cơ lướt sóng, tránh cộng hưởng với tâm lý kỳ vọng lạm phát mà phải mất nhiều thời gian mới giảm được sức ép của nó.

 Theo nhóm hàng hóa, dịch vụ, trong 2 tháng đầu năm, có 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ giá tăng cao hơn tốc độ tăng chung (2,59%), đó là thuốc và dịch vụ y tế, thực phẩm. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất (8,02%%), chủ yếu do tháng 1 tăng 7,4% do nhiều địa phương thực hiện việc tăng giá dịch vụ y tế. Nhóm thực phẩm tăng cao thứ 2 (5,02%), chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng cao vào mùa cưới hỏi, tổng kết năm, Tết Quý Tỵ, mùa lễ hội, du lịch (tháng 1 tăng 1,96%, tháng 2 tăng 3%)

Mặc dù CPI tháng 2 tăng thấp và tính chung 2 tháng tăng không cao so với cùng kỳ, nhưng tính chung 2 tháng đã chiếm trên 38,9% tốc độ tăng theo mục tiêu cả năm, cao hơn tỷ lệ 34,9% của cùng kỳ năm trước với mục tiêu tổng quát là “lạm phát thấp hơn năm trước…” và mục tiêu điều hành là ưu tiên kiềm chế lạm phát, thì vẫn không được lơ là. Việc kiềm chế lạm phát không chỉ trông nhằm vào chính sách tài khóa, tiền tệ, mà phải kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ. Ngay cả chính sách tài khóa, tiền tệ cũng phải được điều hành theo định hướng đã được đề ra trong Nghị quyết 01/CP-NQ của Chính phủ, đó là thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, hiệu quả; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm.

 Minh Ngọc 


phim nu sat thu goi cam online

phim dong tuoc dai online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét