Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Xăng dầu: Giữ giá là đúng

 Dù doanh nghiệp “gào khóc” vì lỗ nhưng nếu tăng giá xăng dầu vào thời điểm này sẽ gây sốc cho thị trường và nền kinh tế 

Vài ngày trước khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định giữ nguyên giá xăng dầu (26-2), Tổ Điều hành giá xăng dầu đã đề xuất một số phương án điều hành giá xăng dầu lên lãnh đạo Bộ Tài chính, trong đó tính đến việc giảm thuế nhập khẩu, cho phép doanh nghiệp (DN) sử dụng quỹ bình ổn và cả tăng giá mặt hàng này.


Người tiêu dùng thấp thỏm trước thông tin tăng giá xăng
Ảnh: TẤN THẠNH

Quỹ sắp cạn!

Từ trước Tết Nguyên đán, giá xăng dầu trên thị trường thế giới leo thang nhưng giá bán trong nước vẫn “neo” ở mức 23.150 đồng/lít (A92). Để bình ổn thị trường trong dịp Tết, cơ quan quản lý đã nhiều lần sử dụng công cụ hỗ trợ như tăng trích quỹ bình ổn giá, yêu cầu DN giảm chi phí... để giữ giá xăng.

Theo số liệu của các DN kinh doanh xăng dầu, tính theo giá bình quân 30 ngày (từ ngày 22-1 đến 22-2), giá xăng A92 ở mức trên 128 USD/thùng, xăng A95 trên 130 USD/thùng và DO 0,05S trên 132 USD/thùng. Nếu trừ đi 1.000 đồng/lít đối với xăng và 400 đồng/lít với dầu từ quỹ bình ổn giá, DN vẫn lỗ 800 đồng/lít xăng và 450 đồng/lít dầu. Đây là mức lỗ tương đương với ngày 20-2, thời điểm DN đầu mối báo cáo tình hình với liên bộ Tài chính - Công Thương. Đến nay, giá xăng dầu thế giới chưa có sự thay đổi nhiều so với giá bình quân 30 ngày qua.

Để hòa vốn, giá xăng sẽ phải tăng từ 1.000-1.300 đồng/lít, lên mức 24.150-24.450 đồng/lít (mức cao nhất từ trước đến nay), tương ứng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thêm khoảng 0,12% - 0,16% vào tháng 3. Có quan điểm cho rằng nên tăng giá xăng như vậy vì CPI tháng 2-2013 tăng 1,32% so với tháng trước, thấp nhất so với cùng kỳ trong 10 năm trở lại đây (ngoại trừ tháng 2-2009). Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn lạm phát vẫn còn; hơn nữa trong bối cảnh sức mua xã hội rất thấp, DN đang gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho vẫn cao thì việc tăng giá xăng sẽ làm chi phí đội lên đầu vào khiến sức cạnh tranh vốn đã yếu nay lại càng yếu hơn.

Một giải pháp khác là giảm mức thuế nhập khẩu xăng dầu hiện tại. Nếu Chính phủ giảm thuế nhập khẩu từ 2%-4% thì chỉ cần tăng thêm 300-900 đồng/lít là các DN có thể hòa vốn. Như thế, CPI tháng 3 cũng chỉ tăng thêm 0,05% - 0,1%. Tuy nhiên, nhằm cân đối nguồn thu, giảm thâm hụt ngân sách, đặc biệt khi thuế thu nhập cá nhân sẽ thay đổi vào giữa năm làm giảm khoảng 5.000 tỉ đồng tiền thuế thì phương án giảm thuế nhập khẩu khoảng 2% là hợp lý; giá xăng bán lẻ tăng 600-900 đồng/lít, lên mức 23.750-24.050 đồng/lít.

Như vậy, chỉ số CPI tháng 3 sẽ tăng thêm 0,06% - 0,1%. Mặt khác, từ giữa cuối tháng 1 đến tuần đầu của tháng 2, sau 3 lần xả quỹ bình ổn giá (ngày 15-1, 28-1, 8-2) để kìm giá bán lẻ xăng dầu trong nước thì quỹ này chẳng còn bao nhiêu.

Ưu ái ngành xăng dầu nhiều   phim vo thuat   quá!

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, của DN và người dân, việc quy định lợi nhuận 300 đồng/lít xăng dầu cho thấy Nhà nước ưu ái quá lớn cho ngành xăng dầu, tạo ra sự bất công với những ngành kinh doanh khác, trong khi đang thua lỗ và tỉ suất lợi nhuận quá thấp. Do vậy, các DN kinh doanh xăng dầu nên giảm bớt lợi nhuận định mức. Đây cũng là một giải pháp cần tính đến.

Rõ ràng sự chậm trễ trong việc chốt lại phương án khả thi về giá xăng dầu của liên bộ Tài chính - Công Thương những ngày qua đã gây khó khăn cho các DN và người tiêu dùng. Mặc dù nguồn cung hiện nay vẫn bảo đảm nhưng do giá bán trong nước thấp hơn giá cơ sở nên chiết khấu cho các đại lý của nhiều đầu mối giảm khiến nguồn hàng về tổng đại lý, đại lý có thể đủ nhưng nhiều cửa hàng do càng bán càng lỗ nên sinh tâm lý không muốn bán.

Vấn đề đặt ra là Nhà nước sẽ điều hành như thế nào để hài hòa lợi ích các bên. Cứ mỗi lần giá thế giới biến động theo chiều hướng tăng, cơ quan chức năng điều hành xăng dầu lại chịu sức ép từ nhiều phía. Trong khi DN đòi tăng thì người tiêu dùng muốn giữ giá hoặc tăng rất ít, còn Nhà nước lại cần bảo đảm nguồn thu ngân sách.

Không thể tăng giá xăng dầu vào thời điểm này vì sẽ gây tác động tới CPI, kéo theo hệ lụy kép là nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh tiếp tục lâm vào vòng xoáy khó khăn, sức mua của người tiêu dùng chắc chắn sụt giảm, gây thêm những thách thức cho nền kinh tế. Vì thế, giữ giá là hợp lý. Song song đó, cơ quan chức năng cũng cần có những biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp “té nước theo mưa” sau khi tăng giá xăng dầu, đẩy giá tăng bất hợp lý.

Chưa tăng giá, chờ giải pháp

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 26-2 đã ra quyết định chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Thay vào đó, DN đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu tiếp tục sử dụng quỹ bình ổn giá và các biện pháp tài chính khác để ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Thủ tướng giao các cơ quan chức năng tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới và trong nước, chủ động đề xuất các biện pháp thích hợp để bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả thị trường.
Thuế nhập khẩu xăng dầu đến ngày 26-2 vẫn tiếp tục được duy trì ở mức 12% đối với mặt hàng xăng, 8% đối với dầu hỏa và 10% đối với các sản phẩm xăng dầu còn lại.

T.Hà


Phải xóa độc quyền!

Với cách thức điều hành giá xăng dầu còn lúng túng như hiện nay, vấn đề đặt ra là cần phải sửa đổi gấp Nghị định 84/NĐ-CP về cơ chế định giá; công thức tính giá cơ sở; chi phí kinh doanh, thù lao hoa hồng đại lý; quỹ bình ổn giá..., đồng thời nhanh chóng tháo gỡ tình trạng kinh doanh độc quyền, có những giải pháp tạo ra thị trường kinh doanh xăng dầu cạnh tranh lành mạnh ở nước ta.


phim thai cuc quyen 2

đổng tước đài

alice pho Cheongdamdong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét