Mập mờ, tránh kê khai giá
Ông Kiều Đình Cảnh – Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 12 (Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội) cho biết: Theo nhãn phụ của Cty TNHH Mạnh Cầm (địa chỉ tại số 13, ngõ 2, Nguyễn Viết Xuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội) có ghi là sữa dê Danlait 1, Danlait 2, Danlait 3 dành cho trẻ em có lứa tuổi tương ứng. Nhưng thực chất, trên bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của Cục An toàn thực phẩm cấp cho Cty lại là: Thực phẩm bổ sung. Các giấy yêu cầu nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về nhập khẩu cũng đều ghi là “thực phẩm bổ sung sữa dê”. Khi tiêu thụ, Cty lại bỏ chữ “thực phẩm bổ sung” đi, chỉ để lại chữ “sữa dê” để làm mập mờ giữa sữa và thực phẩm bổ sung.
Vấn đề đặt ra ở đây là nếu sản phẩm Dainlait là thực phẩm bổ sung thì không phải kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước. Nếu là sữa thì phải kê khai giá, bởi theo quy định đây là 1 trong 16 mặt hàng phải kê khai giá. Cty TNHH Mạnh Cầm cũng chưa thực hiện việc kê khai. Khi làm việc với cơ quan chức năng, PGĐ Cty TNHH Mạnh Cầm cũng đã thừa nhận: Việc ghi nhãn “Sữa dê” đã không đúng như kê khai là “Thực phẩm bổ sung” với cơ quan quản lý. Lý do là doanh nghiệp hiểu chưa đúng về vấn đề này!!!
Như báo Lao động đã đưa tin, 6.000 lon sản phẩm còn lại, chưa kịp tiêu thụ trong số hơn 40.000 lon được nhập về, đã được Đội QLTT 12, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội thu giữ tại kho của Cty Mạnh Cầm ngày 21.2.Ông Cảnh cho hay: Đây là hàng hóa nhập khẩu hợp pháp, có xuất xứ từ Pháp, không phải hàng nhập lậu. Điều này được thể hiện thông qua tờ khai hải quan, hợp đồng… đều có đầy đủ. Tuy nhiên, toàn bộ số hàng này sẽ được đưa đi giám định, làm rõ 2 vấn đề. Thứ nhất: Xem chất lượng xem sản phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không; thứ hai: Dịch thông tin trên bao bì từ tiếng Pháp sang tiếng Việt để xem nguyên bản ghi là sữa hay thực phẩm bổ sung. Kết quả giám định dự kiến sẽ có sau 1 tuần.
Hiện nay, đội QLTT số 12 đã báo cáo lên Chi cục QLTT Hà Nội, đề xuất tiếp tục kiểm tra đối với những doanh nghiệp cũng kinh doanh mặt hàng này. Mục đích là đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Được biết, trước đây lực lượng phim vo thuat QLTT cũng đã từng xử lý nhiều trường hợp ghi sai tên bản chất của sản phẩm nhập về để đánh lừa người tiêu dùng. Tuy nhiên đối với sản phẩm từ thực phẩm bổ sung được “biến” thành sữa thì đây là trường hợp đầu tiên. Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Cục ATTP: Không được ghi thiếu tên sản phẩm
Ông Lê Văn Giang – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng khẳng định: Về nguyên tắc, tên sản phẩm được cấp giấy xác nhận như thế nào thì khi đưa ra thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp phải niêm yết trên nhãn, bao bì đúng như thế. Các sản phẩm này được cấp giấy xác nhận lưu hành dưới tên: “Thực phẩm bổ sung: Sữa dê Danlait” thì việc ghi thiếu tên nhóm hay tên sản phẩm đều không được.
Ông Giang giải thích vì sao tên sản phẩm phải kèm theo tên nhóm: Sữa bột nguyên chất có hàm lượng protein là 34%. Trong thành phần sữa, đạm có 2 loại casein và way, một trong 2 loại đạm này là khó tiêu, không phù hợp với trẻ em. Vì thế, nhà sản xuất thường điều chỉnh tỉ lệ 2 loại đạm nói trên và bổ sung thêm các chất vi lượng để cho ra sản phẩm sữa phù hợp theo nhu cầu đáp ứng từng tuổi. Do đó các sản phẩm dùng cho trẻ em thường là các loại thực phẩm bổ sung. Để người tiêu dùng có được đầy đủ thông tin Cục ATTP đã cấp giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho các sản phẩm của Cty TNHH Mạnh Cầm dưới tên: Thực phẩm bổ sung: Sữa dê Danlait (tên sản phẩm kèm theo tên nhóm thực phẩm bổ sung).
Trong thị trường các sản phẩm thực phẩm ngày càng đa dạng, việc cung cấp cho người tiêu dùng càng phải cụ thể, đầy đủ thông tin, rõ thành phần của sản phẩm là cần thiết để người tiêu dùng dễ phân biệt. Việc này là trách nhiệm của doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Không áp tiêu chuẩn 34% đạm cho thực phẩm bổ sung: Sữa dê Danlait Ông Lê Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Quy chuẩn Việt Nam số QCVN 5-2:2010/BYT quy định về hàm lượng đạm trong sữa, tại Điều 1 nói rõ: “Quy chuẩn này không áp dụng đối với các sản phẩm sữa theo công thức dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi, sữa theo công thức đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và thực phẩm chức năng (bao gồm cả nhóm thực phẩm bổ sung)”. Đối tượng áp dụng của quy chuẩn này chỉ bao gồm 4 loại: sữa bột, cream bột, whey bột và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật. Vì vậy, áp chỉ tiêu hàm lượng protein sữa trong các sản phẩm thuộc đối tượng áp dụng của QCVN số 5-2:2010/BYT vào các sản phẩm khác, trong đó có thực phẩm bổ sung như sữa dê Danlait là không đúng. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét