Bé Nguyễn Hạ Vân, 10 tháng tuổi – con chị Võ Thị Thúy ở phường Lê Lợi, TP Vinh, Nghệ An thường xuyên sử dụng sữa Dielac Alpha của Vinamlik.
Có nên dùng “hàng xách tay”?
Vào hầu hết các cửa hàng, người tiêu dùng có thể dễ dàng hỏi mua được các hộp sữa bột “xách tay” và được chủ cửa hàng giới thiệu đó là những sản phẩm chính hãng được mua từ nước ngoài về nên không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Mặc dù là những sản phẩm trốn thuế, nhưng sữa “xách tay” vẫn được rao bán công khai tràn lan trên các trang web. Do tâm lý sính ngoại và nhìn những dòng chữ bằng tiếng nước ngoài, mặc dù không đọc hiểu được, cũng không biết thành phần các chất trong sản phẩm như thế nào, nhưng thấy mẫu mã đẹp, nhiều người vẫn tin rằng “hàng xách tay” là hàng “xịn”.
Đánh vào tâm lý đó, nhiều cơ sở chuyên làm hàng nhái trong và ngoài nước đã sản xuất các loại hàng “rởm” dán mác các nhãn hiệu nổi tiếng để tung ra thị trường lừa người tiêu dùng dưới chiêu bài “hàng xách tay” nhằm trục lợi. Anh Nguyễn Văn Huy - một tài xế chuyên chạy xe tải tuyến TP HCM – Lạng Sơn cho biết: “Có rất nhiều sản phẩm được dán mác sữa bột các hãng sữa nổi tiếng ở Mỹ và Châu Âu nhưng lại được “xách tay” từ Trung Quốc về”.
Rõ ràng việc sử dụng “hàng xách tay” tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cao, bởi không có một tài liệu nào chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và không được cơ quan, tổ chức nào kiểm định chất lượng. Ngoài nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, các sản phẩm sữa “xách tay” do không được bảo quản, vận chuyển đúng quy trình đối với mặt hàng thực phẩm nên chất lượng có thể bị ảnh hưởng. Nếu mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng có thể sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho trẻ nhỏ. Trong trường hợp “hàng xách tay” là hàng “xịn” chính hãng thực sự thì người mua vẫn có thể gặp phải nguy cơ mua phải sản phẩm sữa được sản xuất cho thị trường khác nên không phù hợp với người Việt Nam sử dụng.
Khác với sữa được nhập khẩu chính thức qua nhà phân phối, sữa “xách tay không có pháp nhân chịu trách nhiệm tại Việt Nam trong bất kỳ trường hợp nào, do đó khi xảy ra vấn đề gì thì người bán hay người mua đều không phim vo thuat biết tìm đến đâu để được bồi thường thiệt hại.
Bé Nguyễn Hạ Vân, 10 tháng tuổi – con chị Võ Thị Thúy ở phường Lê Lợi, TP Vinh, Nghệ An thường xuyên sử dụng sữa Dielac Alpha của Vinamlik.
Sữa ngoại có nguồn gốc xuất xứ cũng vẫn phải xem xét kỹ trước khi mua
Trường hợp “Sữa dê” Danlait mới bị phát hiện không đủ độ đạm theo tiêu chuẩn mới đây là bài học cho các ông bố, bà mẹ phải cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm sữa cho con cái.
Thực tế loại sản phẩm “Sữa dê rởm” Danlait trước khi được Công ty Mạnh Cầm làm thủ tục nhập khẩu theo đường chính ngạch cũng đã có một thời gian dài xuất hiện ở Việt Nam dưới hình thức “hàng xách tay”. Danlait chỉ là thực phẩm bổ sung, nhưng khi về bán ở thị trường Việt Nam lại được quảng cáo là sữa dê. Giá bán của loại sản phẩm này theo chứng từ nhập khẩu của Công ty Mạnh Cầm chỉ 3 Euro/hộp (tương đương khoảng 81.000đ/hộp), nhưng giá bán lẻ ra thị trường lên đến 415.000đ/hộp. Rõ ràng những người sử dụng sản phẩm “Sữa dê” Danlait trong một thời gian dài không những bị móc túi một lượng tiền lớn mà còn ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và quá trình phát triển của con cái do loại “sữa” này không đủ độ đạm để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé.
Khi vụ “sữa dê rởm” Danlait bị dư luận và báo chí phanh phui, trên diễn đàn các trang mạng xã hội, một người có nick name tichuot2005 bức xúc: “Rất nhiều lần báo chí và các công ty sữa có thương hiệu lớn tại Việt Nam đã cảnh báo về tình trạng Chất lượng sữa nhập khẩu: nguồn gốc xuất xứ, mua nhầm sữa giả, sữa nhái, thời hạn sửa dụng bị cạo sửa, hoặc thành phần dinh dưỡng không phù hợp đối với trẻ Việt Nam... Vậy mà nhiều ông bố, bà mẹ không biết nghĩ sao vẫn tin lời người bán, âu cũng là do tâm lý sính ngoại mà ra”. Một người khác có nick name thuydang viết: “Ham cho con uống sữa ngoại làm gì rồi ngồi đó mà tức. Cứ cho con uống Hàng việt nam chất lượng cao, giá rẻ, xuất khẩu đi bao nhiêu nước trên thế giới. Không ủng hộ hàng trong nước thì làm sao kinh tế nước nhà phát triển được”. Một thành viên có nick name Nguoicodon chia sẻ: “Tại tư tưởng sính ngoại của các bà mẹ. Mình nuôi 3 đứa con toàn dùng sản phẩm sữa nội, đứa nào cũng tăng trưởng tốt”. Rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Trước tình trạng sữa ngoại tràn ngập như hiện nay, ngoài Danlait liệu còn có bao nhiêu sản phẩm khác không đủ độ đạm theo tiêu chuẩn chưa bị phát hiện?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét