Thời báo Kinh tế Sài Gòn Danh mục hàng Việt Nam “ưu tiên” đã kéo dài từ thực phẩm tươi sống sang thực phẩm chế biến rồi lan cả sang một số hàng hóa công nghiệp như quần áo. Chưa bao giờ câu hỏi “hàng Việt Nam phải không?” lại được khách hàng nhắc đến nhiều như vậy. Có thể nói tuy chỉ là bước khởi đầu, tâm lý “chuộng hàng Việt” trong lòng người tiêu dùng Việt Nam đang quay trở lại và đang đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước một cơ hội lớn để “giành lại sân nhà”. Nhưng cũng cần khẳng định ngay rằng cơ hội nói trên không hoàn toàn do hàng Việt Nam tự thân làm ra. Cơ hội đó đến phần lớn từ sự thiếu vắng đạo đức kinh doanh do thói hám lợi của các nhà sản xuất các mặt hàng ngoại nhập, mà phần lớn là hàng Trung Quốc đang tràn ngập thị trường trong nước. Tuy nhiên, dù cơ hội có đến từ đâu thì đó vẫn là thời cơ cho những ai biết tận dụng. Về phía Nhà nước, đây là năm thứ ba từ khi cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được khởi xướng trên bình diện quốc gia. Điều đáng mừng là thị trường dường như đang bắt đầu đi theo hướng này, có lẽ vì người tiêu dùng... không còn lựa chọn nào khác tốt hơn. Hô hào là cần thiết. Nhưng vận động suông chỉ có tác dụng nhất thời. Thậm chí cả một số biện pháp hỗ trợ như lãi suất ưu đãi hay cho doanh nghiệp mượn vốn không lấy lời cũng khó phim vo thuat đi xa hơn. Để hàng Việt Nam và người sản xuất trong nước có thể nắm bắt được cơ hội và để tâm lý “chuộng hàng nội” thay vì “sính hàng ngoại” bén rễ sâu hơn trong thói quen tiêu dùng của người Việt, các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra những kế hoạch có tác động dài hơi hơn, thiết thực hơn. Đây là điều cần thiết để hàng Việt Nam có thể cạnh tranh tốt hơn, cân sức và công bằng hơn trong cuộc chơi này, thực chất là cuộc ganh đua có tính chất sống còn giữa các doanh nghiệp nội, ngoại. Đó phải là những biện pháp giúp mọi “nhà”, từ nhà nông đến nhà doanh nghiệp, tiết giảm chi phí - những chi phí trung gian, những chi phí không tên nhưng lại triệt tiêu hết khoản lợi nhuận lẽ ra có thể dành tái đầu tư cải thiện chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh hiệu quả hơn. Đó phải là những biện pháp chống buôn lậu, chống hàng giả, đánh thuế công bằng... Về phần mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải cố gắng hết sức. Người Việt vốn yêu nước. Nhưng không thể mãi mãi nhân danh lòng yêu nước để buộc người tiêu dùng Việt Nam chọn hàng nội chất lượng kém, giá cao. Đành rằng, nhìn lại lịch sử các “con rồng, con hổ kinh tế” châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, đã có lúc người dân các nước này chỉ dùng hàng nội. Nhưng các doanh nghiệp Nhật, Hàn đã vươn lên sản xuất được hàng hóa có chất lượng cao xứng đáng với lòng tin của người tiêu dùng. Thử nhìn lại chất lượng hàng hóa của Nhật Bản, Hàn Quốc hiện nay như thế nào thì sẽ rõ. Như vậy, trong cuộc đấu tranh giành sự tín nhiệm của người tiêu dùng Việt Nam, bên cạnh vai trò của Nhà nước, chính sự chủ động của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm cải thiện chất lượng và hạ giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng không kém, nếu không nói là hơn. Cơ hội cho hàng nội đang tới, chúng ta chớ bỏ qua!
Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013
Cơ hội cho hàng nội
(TBKTSG) - Từ nhiều góc độ, có thể nói chưa bao giờ tâm lý “chuộng hàng Việt” lại được mùa như Tết năm nay. Đó không phải chỉ là các mặt hàng bán ở siêu thị thường được chọn lựa kỹ hơn về nguồn gốc, xuất xứ. Tết vừa qua, bên cạnh siêu thị, hàng Việt Nam đã trở thành chọn lựa của các bà nội trợ tại các chợ nơi mà trước đây họ thường quan tâm đến giá cả và dáng vẻ bề ngoài món hàng hơn là nguồn gốc của nó.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét