Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Vênh nhau giữa cung- cầu lao động

 Năm 2013 dự đoán kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc mất cân đối cung cầu lao động vẫn diễn ra, mặc dù có thể nhẹ hơn so với các năm trước. Đây cũng là ý kiến chung của các khách mời tại buổi tọa đàm trực tuyến “Kết nối cung- cầu trên thị trường lao động và định hướng phát triển” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức sáng nay (27/2). 

Năm 2013 dự đoán kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc mất cân đối cung cầu lao động vẫn diễn ra, mặc dù có thể nhẹ hơn so với các năm trước. Đây cũng là ý kiến chung của các khách mời tại buổi tọa đàm trực tuyến “Kết nối cung- cầu trên thị trường lao động và định hướng phát triển” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức sáng nay (27/2).

 CôngThương - Nhu cầu lao động còn nhiều... 

Một tín hiệu tích cực trong thị trường lao động năm 2013 là tình trạng bỏ việc, nhảy việc sau Tết Nguyên đán đã được cải thiện nhiều so với các năm trước. Theo thống kê của Cục Việc làm, tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc ở các doanh nghiệp phía Nam khá cao, khoảng 90%. Trên địa bàn Hà Nội, có doanh nghiệp số lao động quay lại làm việc lên tới 100%. Số lao động đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội 2 tháng đầu năm 2013 chỉ bằng 56% cùng kỳ năm 2012... Điều đặc biệt, hiện tượng doanh nghiệp giữ lương của người lao động để giữ chân họ trở lại sau Tết cũng không còn.

Lý giải việc này, theo ông Đỗ Thanh Quang, Phó Giám đốc Sở LĐ- TB- XH tỉnh Bắc Ninh, nhiều doanh nghiệp đã có kinh nghiệm giữ chân người lao động tốt hơn, chú trọng hơn tới việc làm sao để người lao động gắn bó với mình hơn trong thời gian dài, quan tâm nhiều hơn tới đời sống tinh thần người lao động. Bên cạnh đó, trong giai đoạn khó khăn, tìm được việc làm ổn định không dễ nên người lao động quay trở lại doanh nghiệp làm việc.

Đánh giá về nhu cầu việc làm trong năm 2013, bà Nguyễn Thị Hải Vân - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH)- cho biết, thị trường này vẫn rất sôi động, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương. Tại Bắc Ninh, từ năm 2005 khi địa phương này phát triển các khu công nghiệp thì số lao động khoảng hơn 10.000 người nhưng đến nay đã gần 200.000 người, năm 2012, số lao động tăng thêm 29.000 người. Sở LĐTBXH tỉnh Bắc Ninh dự báo, năm 2013 số lao động trên địa bàn sẽ tăng thêm là 28.000 người.

  …   phim vo thuat   Nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu  

Thực tế cho thấy, có một khoảng cách khá lớn giữa cung và cầu trên thị trường lao động khi nhu cầu nhân lực thì có nhưng doanh nghiệp rất khó tuyển người, trong khi người lao động thì khó tìm được việc làm phù hợp.

Lý giải điều này, bà Hải Vân cho rằng, nguyên nhân đến từ hai phía. Người lao động vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như các yếu tố khác như thể lực, thể chất. Đơn cử như thể lực của lao động Việt Nam chỉ đạt mức trung bình, nên khi áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng máy móc thì cũng còn những hạn chế nhất định. Do hạn chế về ngoại ngữ, công nghệ thông tin nên người lao động cũng khó tìm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay những doanh nghiệp được cho là trả lương cao.

Đối với các lao động phổ thông, do tác phong nông nghiệp nên khi đi vào làm việc trong các dây chuyền sản xuất với 8 tiếng/ngày liên tục thì họ càng thấy mệt mỏi. Còn với những ngành nghề mà đòi hỏi yêu cầu cao, kỹ thuật bậc trung như kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, chế tạo… doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng lại có nghịch lý là rất khó tìm lao động. Nguyên nhân là do đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Ví dụ các nghề như lắp ráp đòi hỏi công tác đào tạo phải có máy móc thiết bị để thực hành nhưng do giá cao nên các trung tâm đào tạo không có điều kiện đầu tư.

Về phía doanh nghiệp, đăng tuyển của doanh nghiệp mà Cục Việc làm kiểm tra so với nhu cầu tuyển dụng thì cao gấp 5-10 lần, họ đăng tuyển nhiều để lấp vào chỗ trống của lao động nhảy việc. Đôi khi, một số doanh nghiệp còn “trốn” bảo hiểm xã hội nên họ tuyển lao động vào để thay thế cho những người sau khi học việc, ra khỏi DN… . Nhu cầu thiết yếu của người lao động như nhà ở, lương chưa đáp ứng được. Chính vì vậy, người lao động chưa mặn mà lắm với doanh nghiệp.

Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội- đánh giá: Theo điều tra về tình hình lao động năm 2013 thì các ngành có cơ hội việc làm lớn là chế biến gỗ, xây dựng, sản xuất trang phục, chế biến thực phẩm, bán lẻ, công nghệ thông tin, điện, điện tử… nhưng để tìm được lao động phù hợp là rất khó.


phim thai cuc quyen 2

vong quay hanh phuc

đổng tước đài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét