Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Nhận diện CPI tháng 2

 KTĐT - Một tin vui đối với các chủ thể trên thị trường là giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 đã tăng thấp. Mức độ thấp của CPI tháng 2 năm nay được nhận diện ở các góc độ khác nhau. 

Nhận diện ở góc độ tháng sau so với tháng trước, thì CPI tháng 2 năm nay tăng thấp thứ hai so với CPI tháng 2 của cùng kỳ trong 12 năm qua (tính từ năm 2002).

CPI THÁNG 2 TRONG 12 NĂM QUA(%)

 Nguồn : Tổng cục Thống kê

CPI tháng 2 năm nay cũng thấp hơn CPI tháng 2 bình quân trong 11 năm trước đó (2,21%).

Nhận diện ở góc độ tháng 2 năm nay so với tháng 12 năm trước (sau 2 tháng), thì CPI sau 2 tháng đầu năm nay tăng 2,59%, thấp thứ 3 so với CPI sau 2 tháng của cùng kỳ trong 12 năm qua và thấp tương đối xa so với CPI sau 2 tháng bình quân trong 11 năm trước đó (3,17%).

Nhận diện ở góc độ hệ số giữa tốc độ tăng của tháng 2 so với tốc độ tăng của tháng 1, thì hệ số của năm nay là 1,06 lần, thấp thứ 2 so với hệ số tương ứng trong 12 năm qua và thấp tương đối xa so với hệ số trên 1,8 lần bình quân trong 11 năm trước đó.

Nhận diện ở góc độ tốc độ tăng giá cụ thể của các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, thì sau 2 tháng, trong 14 nhóm, có 2 nhóm tăng cao hơn tốc độ chung. Trong các nhóm này, việc tăng cao hơn của nhóm thuốc và dịch vụ y tế chủ yếu do việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với nhóm này ở các địa phương trong tháng 1- tháng cận Tết đầy nhạy cảm, cần được rút kinh nghiệm. Nhóm thực phẩm có tốc độ tăng giá 5,02%, cao thứ hai, chủ yếu do nhu cầu tăng cao vào mùa cưới hỏi, tổng kết năm, Tết Nguyên đán, mùa du lịch, lễ hội và mất cân đối cung- cầu; đây có thể là nhóm có thể duy trì tốc độ tăng cao trong năm nay và lặp lại chu kỳ sau 2 năm tăng rất cao mới có 1 năm tăng thấp hơn. Các nhóm còn lại tăng thấp hơn tốc độ tăng. Riêng nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm nhẹ (0,08%).

Như vậy, dù nhận diện dưới góc độ nào, thì CPI tháng 2 và 2 tháng đầu năm nay cũng thuộc diện tăng thấp. Đây là tin vui đối với các chủ thể trên thị trường. Người tiêu dùng, nhất là người có thu nhập thấp, có được cái Tết mà giá lương thực đã giảm sâu trong năm trước và tiếp tục tăng thấp trong 2 tháng đầu năm nay; giá thực phẩm tăng cao, nhưng không có sốt giá (nếu có thì cũng chỉ diễn ra cục bộ đối với một vài loại, ở một vài nơi, ở một vài thời điểm và nhanh chóng được điều hòa bởi “bàn tay vô hình” của cơ chế thị trường. Các nhà quản lý điều hành cũng yên tâm hơn về dư địa của các chính sách có thể thực hiện tới đây.

Việc tăng thấp của CPI trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm nay do nhiều yếu tố. Có   phim vo thuat   yếu tố quan trọng là tiêu dùng của người dân “co lại”. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng bình quân sau 1 năm của tháng 1 tăng chưa đến 1%, thấp hơn cả tốc độ tăng dân số trung bình. Mức tiêu dùng trong tháng 2- là tháng có Tết cổ truyền của dân tộc cũng không tăng cao như cách đây mấy năm, khi tiền lương, thưởng cuối năm thấp hơn; đối với những đơn vị bị ngừng hoạt động, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, thì thu nhập trong năm còn bị giảm, nếu đắt quá thì không mua hoặc mua ít lượng hơn, hoặc tập trung vào hàng thiết yếu, trong khi giá lương thực không tăng, đồng bằng Nam bộ đang vào vụ thu hoạch rộ. Các địa phương, nhất là các trung tâm lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã chuẩn bị một lượng hàng thiết yếu lớn, mở rộng địa bàn để sẵn sàng can thiệp khi có sốt giá. Có yếu tố quan trọng là trong gần 2 tháng qua, tốc độ tăng tín dụng mang dấu âm (giảm 0,16%), trong khi số huy động tiết kiệm tăng 1,2%...

Tuy CPI tháng 2 và 2 tháng tăng thấp hơn nhiều năm trước, nhưng vẫn phải thận trọng với lạm phát. Mục tiêu cả năm đề ra là CPI tăng thấp hơn năm trước (6,5% so với 6,81%), trong khi sau 2 tháng đã cao hơn (tăng 2,59% so với tăng 2,38%). Để cả năm tăng 6,5%, thì 10 tháng còn lại chỉ còn được tăng 3,81%, bình quân 1 tháng tăng 0,37%, trong khi từ tháng 3 đến cuối năm trước, CPI tăng rất thấp (trừ tháng 9, tháng 10). Dư nợ tín dụng theo định hướng của năm 2013 cao hơn năm trước (12% so với 8,61%). Ngoài lượng vốn phải bỏ ra để giải quyết các điểm nghẽn tồn đọng từ các năm trước (nợ xấu, tồn kho, bất động sản), để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao hơn (5,5% so với 5,03%), còn phải có lượng vốn không nhỏ để tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược mà những năm trước khởi động còn chậm. Năm 2012 CPI tăng thấp hơn năm 2011 có một phần quan trọng do giá lương thực giảm sâu, giá thực phẩm tăng rất thấp, giá USD giảm..., nhưng năm nay có thể diễn biến theo chiều hướng ngược lại, gây áp lực cho lạm phát. Việc thực hiện lộ trình giá thị trường sẽ còn tiếp tục đối với giá điện, giá xăng dầu, dịch vụ y tế (dịch vụ này thời gian qua 2 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh chưa thực hiện)- đây là việc làm cần thiết và đúng hướng, nhưng nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương, không cẩn trọng về liều lượng tăng, thời điểm tăng sẽ rất dễ cộng hưởng với tâm lý kỳ vọng lạm phát... sẽ làm cho lạm phát cao dễ quay trở lại. Đó là chư kể đến mặt bằng giá thế giới có thể tăng lên và sẽ kéo mặt bằng giá trong nước lên theo; nếu tỷ giá tăng còn làm cho giá nhập khẩu tính bằng VND bị tăng kép (vừa tăng do giá tính bằng ngoại tệ tăng, vừa tăng khi tính bằng VND).

Vì vậy, cần hết sức thận trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá, thực hiện lộ trình giá thị trường...


phim hoa bi 2

xem phim dong tuoc dai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét