Theo First Financial Daily, một tờ báo có trụ sở ở Thượng Hải, kể từ sau vụ bê bối sữa nhiễm độc melamine khiến 6 trẻ em thiệt mạng hồi năm 2008, ngày càng nhiều người tiêu dùng bắt đầu “quay lưng” với sữa nội và đổ xô mua sữa cho con ở nước ngoài tai game dien thoai cho… yên tâm. Tuy nhiên, làn sóng chuộng sữa ngoại quá lớn ở Trung Quốc đã khiến dân Hong Kong khốn đốn vì “khát sữa” khi bỗng nhiều người dân đại lục đến Hong Kong “vơ vét” sữa bột cho trẻ em quá.
Lợi dụng tâm lý e sợ hàng nội của người tiêu dùng đang ngày càng dâng cao, các doanh nghiệp Trung Quốc đã nhanh chân chạy ra nước ngoài, thành lập doanh nghiệp sữa để tung ra những sản phẩm sữa gắn thương hiệu nghe rất “Tây”. Tuy nhiên, theo ông Wang Dingmian, một chuyên gia trong ngành sữa, thực chất các công ty này vẫn mua lại sữa của các nhà cung cấp Trung Quốc sau đó đeo mác ngoại cho những sản phẩm này rồi bán lại cho chính người tiêu dùng Trung Quốc.
Hiện có khoảng 100 thương hiệu sữa bột nhập khẩu đang được bày bán ở Trung Quốc thì có đến khoảng 80% các hãng sữa hoạt động phim vo thuat theo hình thức “treo đầu dê bán thịt chó” này. Ngay cả những thương hiệu sữa ngoại nổi tiếng ở Trung Quốc như Boistime, Scient và Ausnutria vốn đang rất được người tiêu dùng Trung Quốc chào đón, cũng bị cáo buộc sử dụng chiêu kinh doanh giả mạo.
Bằng việc “đột lốt” các thương hiệu nước ngoài, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tha hồ “hét giá” với những mức giá cao hơn rất nhiều so với sữa nội, thậm chí có những sản phẩm còn đắt hơn cả các thương hiệu sữa ngoại “xịn”. Hiện giá của một hộp sữa bột ngoại “rởm” cho trẻ sơ sinh được bày bán ở Trung Quốc dao động khoảng hơn 300 NDT (48 USD), trong khi chi phí sản xuất chỉ từ 70-90 NDT/hộp (11,15 -14,33 USD). Trong khi đó, giá của một hộp sữa bột của thương hiệu ngoại “xịn” chỉ có khoảng 120 NDT/hộp (19,11 USD).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét