Cơ quan chức năng xử phạt mũ rởm.
Sau thông tin người đội mũ bảo hiểm rởm sẽ bị phạt và cơ quan chức năng kiểm tra các cơ sở bán hàng kém chất lượng, mũ "xịn" lên ngôi trở lại. Mấy ngày qua, nhiều người chủ động trang bị cho mình chiếc mũ an toàn. Giới kinh doanh đã đánh tiếng hỗ trợ người tiêu dùng.
"Chúng tôi sẽ giảm 30% cho nón bảo hiểm 3/4 đầu, my pham the face shop nón bò cạp và không tăng giá các loại mũ khác" , ông Hồ Lê Phong, Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHHSX-TM Nhựa Chí Thành khẳng định.
Đại diện Công TNHH thời trang Nón Sơn cũng cho hay không tăng giá cho 3 dòng sản phẩm là mũ bảo hiểm CR 008, 009, 010 đến hết năm nay. Công ty mũ bảo hiểm Đức Huy có cam kết tương tự.
Liên quan tới giá cả, ông Đỗ Ngọc Chính, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) kiến nghị nên hỗ trợ người nghèo mua mũ tốt.
"Hiện nay, giá mũ đạt quy chuẩn tương đối cao. Bỏ 200.000 đồng mua một chiếc đối tui dung laptop với người lao động có thu nhập thấp là một vấn đề không nhỏ. Nhà có 4-5 người lại càng không đơn giản. Cơ quan chức năng cần có các chính sách như trợ giá hay giúp đỡ họ" , ông Chính phân tích.
Ông lấy ví dụ, đã có doanh nghiệp hỗ trợ sinh viên mua mũ bảo hiểm chất lượng thay vì dùng hàng rởm để đối phó.
Làm thế nào để biết đó là mũ bảo hiểm chất lượng, tem CR thật... cũng đang là bài toán khó cho người tiêu dùng, cơ quan chức năng.
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Vinh – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học Công nghệ cho biết tem CR là dấu hiệu nhận biết mu online 2013 đối với người sản xuất, kinh doanh và cả người tiêu dùng.
Nếu hàng hóa là đối tượng phải quản lý chặt chẽ, gắn tem CR mà không được gắn tem là vi phạm. Theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và thông lệ quốc tế, hàng hóa sau khi chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, doanh nghiệp phải gắn tem CR thì sản phẩm mới được lưu hành.
"Do vậy, không có khái niệm tem CR giả. Khi thấy mũ bảo hiểm có dán tem, cơ chức năng hay người tiêu dùng có quyền hỏi thêm giấy chứng nhận hợp quy. Nếu doanh nghiệp không có thì có nghĩa mũ đó được làm giả chứng nhận hợp quy", ông Vinh nói.
Mũ bảo hiểm có gắn tem CR nhưng không ban de laptop có nhãn mác như nơi sản xuất, tên doanh nghiệp hoặc không có chữ "Mũ bảo hiểm"... thì mũ đó cũng giả chứng nhận hợp quy. Khi thiếu các thông số này, các tổ chức chứng nhận không bao giờ cấp giấy chứng nhận hợp quy.
"Để nhận biết mũ bảo hiểm đạt chất lượng thì người dùng nên xem xét kết hợp nhiều thông tin như mua ở nơi có uy tín, không mua trên vỉa hè, bán hàng rong. Hàng hóa có tên cơ sở sản xuất, nhãn hàng hóa, trên mũ phải có ghi mũ bảo hiểm, tem CR... chứ không chỉ dựa vào mỗi tem CR", ông Vinh khuyên người tiêu dùng.
Về vấn đề này, ông Chính cho biết, người tiêu dùng bình thường không đủ điều kiện mu moi open kiểm tra để biết sản phẩm đó đạt chất lượng hay không. Đây không phải là sản phẩm đơn giản mà là sản phẩm công nghệ, phải thử độ cứng, độ hấp thụ xung động, chỉ có thể kiểm tra bằng máy chứ không thể thử bằng tay, bằng mắt được.
Theo ông, việc xử phạt người đội mũ rởm không phù hợp. Mũ bảo hiểm từ nhiều năm nay đã có quy chuẩn Việt Nam rõ ràng và quy định rõ trách nhiệm đối với cơ quan quản lý từ khâu sản xuất đến lưu thông nhưng mũ không đạt chuẩn vẫn tràn lan.
"Việc xử phạt người tiêu dùng là đổ khó khăn cho họ khi cơ quan quản lý không thực hiện đầy đủ chức năng của mình", ông Chính khẳng định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét