Tồn kho đường hiện nay được hiệp hội đánh giá là cao kỷ lục, lớn nhất từ trước đến nay. Lượng đường tồn kho lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước không bán được hàng, không có vốn để tiếp tục sản xuất, nợ ngân hàng, nợ nông dân trồng mía. Một số nhà máy đường đã phải tạm ngưng sản xuất hoặc chỉ sản xuất cầm chừng, thậm chí chấp nhận bán giá thấp để cắt lỗ.
Giá giảm mạnh đến 30%
Vụ mùa mía đường 2012-2013 có sản lượng hơn 1,5 triệu tấn, cộng với tồn kho từ vụ trước chuyển sang là 178.100 tấn và hạn ngạch nhập khẩu lên đến 70.000 tấn nên tổng lượng đường cho mùa vụ này lên đến 1,787 triệu tấn. Trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 1,3 triệu tấn/năm, tức dư thừa đến trên 400.000 tấn. Chưa kể lượng đường nhập lậu theo đánh giá của giới chuyên môn từ 400.000- 500.000 tấn.
Đường nhập lậu tràn vào ngày càng tăng (những năm trước ước tính chỉ khoảng 300.000 tấn) kéo theo giá đường năm nay giảm mạnh. Hiện giá bán buôn đường kính trắng từ 13.400-14.200 đồng/kg, đường tinh luyện loại 1 còn 17.500 đồng/kg tai game dien thoai (loại 2 còn 14.800 đồng/kg), đều giảm trên 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn đường nhập lậu từ Thái Lan có giá cạnh tranh từ 13.400-13.600 đồng/kg (giá tại TPHCM là 13.800 đồng/kg) nên được tiêu thụ mạnh.
Thu mua mía nguyên liệu tại Hậu Giang. Ảnh: NGỌC TRINH
Do cạnh tranh từ đường nhập lậu nên các doanh nghiệp sản xuất trong nước chấp nhận giảm giá để bán lỗ nhưng cũng khó bán vì giá đường lậu cũng giảm theo. Do đó, lượng đường tồn kho của các nhà máy đường tính đến đầu tháng 3 này đã lên đến 380.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay (chưa tính lượng đường tồn kho trong khâu lưu thông). Hiện nay đang sản xuất giữa vụ, do đó lượng đường sắp tới sẽ còn tăng cao, hàng tồn kho sẽ tiếp tục tăng.
5.000 tỉ đồng nằm kho
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết lượng đường tồn kho hiện nay tương đương 5.000 tỉ đồng. Để cứu ngành mía đường trong nước, hiệp hội đã nhiều lần gửi văn bản đến các bộ, ngành để được cứu xét cho xuất khẩu đường. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, hiệp hội vẫn chưa nhận được hướng dẫn cơ chế phim vo thuat về việc xuất khẩu mặt hàng này.
Trước đó, hiệp hội đã nhiều lần có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT cho phép về việc xuất khẩu đường. Văn phòng Chính phủ cũng đã có công văn chỉ đạo các bộ giải quyết xuất khẩu để bảo đảm cân đối cung cầu trong nước, giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất đường trong nước.
Tại cuộc họp hồi giữa tháng 1 vừa qua, Bộ Công Thương cũng đã thống nhất cho phép trong tháng 1 xuất khẩu 50.000 tấn đường và tháng 2 xuất tiếp 50.000 tấn. Tuy nhiên, hiện đã bước sang tháng 3 mà vẫn chưa thấy văn bản hướng dẫn cho phép xuất khẩu đường.
Nhập khẩu đường saccharose, mật rỉ đường có điều kiện Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các chất ngọt khác như đường saccharose, mật rỉ đường lâu nay chưa được kiểm soát, cho nhập khẩu tự do với thuế suất nhập khẩu 0% gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp sản xuất đường trong nước. Chưa kể, những chất này còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, cơ quan chức năng cần phải kiểm soát các mặt hàng này, đưa nó vào danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét