Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Giá điện sẽ tăng vô tội vạ!

 Giá bán lẻ điện có thể tăng liên tục và gây sốc nếu EVN được nới rộng quyền tăng giá điện theo quy định mới của Bộ Công Thương 

Trong khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày càng thể hiện rõ sự độc quyền giá điện khi luôn đưa ra nhiều lý do để tăng mà không hề giảm giá thì mới đây, Bộ Công Thương lại công bố dự thảo Quy định về cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện, trong đó có nội dung nới rộng quyền tăng giá điện cho EVN.

Dễ tăng, khó giảm

Dự thảo quy định trường hợp các thông số đầu vào cơ bản tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá thành điện kế hoạch từ 2%-5% thì EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện ở mức tương ứng sau khi đăng ký và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong khi đó, tại Quyết định 24 của Chính phủ về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường, giá điện tại thời điểm tính toán so với giá bán điện hiện hành chênh lệch 5% thì EVN mới được phép điều chỉnh giá điện ở mức tương ứng.


Khách hàng đóng tiền điện tại Điện lực Sài Gòn. Ảnh: HỒNG THÚY

GS-TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, cho rằng việc giảm biên độ điều chỉnh giá điện cho EVN sẽ giúp giá thành bán điện được điều chỉnh phù hợp hơn với giá thành sản xuất điện thực tế. Tuy nhiên, quy định này sẽ dẫn đến hạn chế là khiến số lần điều chỉnh giá tăng lên nhiều lần trong năm, giá thành điện   tai game dien thoai   luôn trong tình trạng biến động, dẫn đến hoạt động sinh hoạt, sản xuất dễ bị xáo trộn, thiếu tính ổn định. GS Long cho rằng EVN không nên lạm dụng điều chỉnh tăng giá ngay khi mới có biến động nhỏ về giá thành sản xuất mà nên dãn cách thời gian hợp lý.

Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong nhìn nhận rằng dự thảo với tinh thần như vậy sẽ nới rộng quyền tăng giá điện cho EVN mà không đả động đến việc khi giá thành chi phí đầu vào để sản xuất điện giảm thì cơ quan nào sẽ tạo ra áp lực buộc EVN phải giảm giá thành điện. “Dự thảo này tạo cơ chế mềm hóa để EVN tăng giá mà không yêu cầu đơn vị này giảm giá, rõ ràng cơ quan quản lý và EVN vẫn nghiêng về lợi ích của mình mà chưa chú ý đến lợi ích của người dân và xã hội” - ông Phong phân tích.

Băn khoăn quỹ bình ổn

Quyết định 24 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường trước đây nêu rõ quỹ bình ổn giá điện được thành lập bằng việc trích từ giá bán điện nhằm thực hiện mục tiêu bình ổn giá bán điện. Khi đưa ra quyết định này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng quỹ bình ổn điện nếu không khắc phục được hạn chế mập mờ của quỹ bình ổn xăng dầu thì không cần thiết phải thành lập.

Dự thảo lần này không hề có quy định về quỹ bình ổn giá điện như quyết định trước đây. Theo TS Nguyễn Minh Phong, cơ chế quỹ bình ổn của Việt Nam hiện còn rất nhiều bất cập, không chỉ riêng quỹ bình ổn điện mà ngay cả quỹ bình ổn xăng dầu và trong cơ chế điều hành giá hiện nay của Việt Nam không nên có quỹ bình ổn. “Quỹ bình ổn xét đến cùng là nguồn tiền của dân bỏ ra, vấn   phim vo thuat   đề cần giải quyết hiện nay là điều hành giá sao cho đúng chi phí sản xuất thực theo hướng tiết kiệm, hiệu quả” - ông Phong đề xuất.

GS Trần Đình Long cho rằng quỹ bình ổn giá điện sẽ giúp chu kỳ biến động giá kéo dài ra, tránh tăng giá ở mức quá cao, gây phản ứng không tốt từ xã hội. “Thực ra, quỹ bình ổn không cần thiết nếu như giá điện được tính toán một cách công khai, minh bạch và được người dân đồng thuận bởi khi giá điện đã hướng tới thị trường thì không cần quỹ bình ổn hỗ trợ. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay thì quỹ này vẫn có giá trị.

Sử dụng quỹ bình ổn không có ý nghĩa về lâu dài mà chỉ chống lại biến động giá trong ngắn hạn, tạm thời nhưng rất có ý nghĩa trong việc giảm bớt những xáo trộn của nền kinh tế khi bị ảnh hưởng bởi tăng giá điện đột ngột” - ông Long nói. Như vậy, khi cắt quỹ bình ổn giá điện khỏi quy định quản lý, điều hành giá bán lẻ điện thì chắc chắn việc giá điện “nhảy cóc”, “tăng sốc” chỉ còn là vấn đề thời gian.

Phí sẽ chất chồng lên dân

Theo GS Trần Đình Long, việc điều chỉnh giá điện với biên độ thời gian hẹp trong điều kiện đo đếm điện năng phức tạp sẽ nảy sinh nhiều bất cập. Những khâu như đo đếm, chốt giá, hình thành giá điện mới… đều phải tính vào chi phí giá điện. Nếu tăng thêm số lần tăng giá khiến gia tăng những khâu trung gian thì chắc chắn chi phí sẽ đội lên và người dân là đối tượng phải gánh chịu thông qua giá điện.


xem phim thai cuc quyen 2012

kinh thua osin

xem phim bo gia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét