Ngọc Lan Báo cáo phân tích tình hình kinh tế vĩ mô hai tháng đầu năm của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định: tác động của lạm phát cầu kéo đến lạm phát năm 2013 là không quá lớn do tổng cầu còn khá yếu; yếu tố tiền tệ đang tạo nên những áp lực nhất định với lạm phát. Lạm phát chi phí đẩy (chủ yếu xuất phát từ giá cả đầu vào, chi phí sản xuất tăng cao) hiện chưa đáng lo vì dự báo giá cả hàng hóa sẽ khá ổn định trong năm 2013. Vì vậy, vấn đề kiểm soát lạm phát ở Việt Nam cần tập trung chủ yếu đến công tác quản lý giá. “Đặc biệt là những tháng đầu năm. Việc điều chỉnh giá tai game dien thoai cần được phân bổ hợp lý và thời gian điều chỉnh phải phù hợp với diễn biến kinh tế trong nước”, báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đề nghị. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất sau khi giảm 0,17% trong quí 3-2012 so với quí 2-2012 đã tăng 1,12% trong quí 4-2012. Như vậy, giá có xu hướng tăng, tuy chưa cao. Bên cạnh đó, dự báo về giá lương thực trên thị trường thế giới cũng sẽ nhích lên. Nhưng Việt Nam là nước xuất khẩu gạo, nên ít bị ảnh hưởng bởi giá lương thực. Hai tác động đầu vào quan trọng đến lạm phát này có thể chưa phải là vấn đề lớn trong thời điểm hiện nay. Kể cả chính sách tiền tệ cũng sẽ không thực sự tác động lớn đến lạm phát, nếu Chính phủ có những phương án chủ động kiểm soát cung tiền và tổng cầu của nền kinh tế. Sau các phân tích này, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tính toán rằng, mấu chốt của kiểm soát lạm phát là chú trọng đến vấn đề phối hợp các chính sách trong điều hành giá, nhất là kiểm soát việc tăng giá xăng dầu, điện. Bởi theo tính toán của ủy ban, nếu tiền đồng giảm giá 3%, sẽ góp phần làm CPI tăng thêm khoảng 0,3% đến 0,4%. Trong khi đó, nếu giá điện tăng 10% CPI sẽ tăng khoảng 0,4%. Giá xăng tăng 5% thì CPI tăng thêm 0,1% đến 0,15%.. Nếu cả ba yếu tố này được điều chỉnh cùng thời điểm sẽ góp phần làm CPI phim vo thuat tăng thêm khoảng 0,8% đến 1%. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố chính thức về việc chưa phá giá tiền đồng và giữ ổn định tỷ giá để tránh những yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát từ thị trường tiền tệ. Thủ tướng cũng tuyên bố về việc chưa điều chỉnh giá xăng dầu và tăng mức trích Quỹ bình ổn giá, để tránh những tác động dây chuyền ảnh hưởng đến lạm phát từ những tháng đầu năm. Lộ trình tăng giá điện luôn được đặt ra nhưng ở thời điểm này cũng chưa được nhắc đến. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đề nghị cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý để hình thành một “gói bình ổn giá”, trong đó bao gồm các lộ trình tăng giá xăng, dầu, điện, giá dịch vụ công…nhằm phân bổ hợp lý hơn việc tăng giá theo phương thức chia đều cho các tháng, tránh tập trung vào các tháng có CPI tăng cao theo tính chất mùa vụ hoặc những thời điểm nhạy cảm làm gia tăng kỳ vọng lạm phátChính phủ tuyên bố chưa tăng giá xăng cũng là một trong những động thái để tránh lạm phát chi phí đẩy từ những tháng đầu năm. Ảnh: T.L Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định rằng ở thời điểm ngắn hạn chưa cần thiết và chưa nên đặt vấn đề điều chỉnh tỷ giá vì xuất khẩu vẫn tăng khá và kiểm soát lạm phát vẫn còn không ít thách thức. Song khi mục tiêu kiểm soát lạm phát trở nên hiện thực hơn thì cần thiết xem xét điều chỉnh tỷ giá để giảm bớt sức ép điều chỉnh tỷ giá trong trung hạn.
Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013
Kiểm soát lạm phát: Mấu chốt ở chính sách quản lý giá
(TBKTSG Online) - Lạm phát hai tháng tăng 2,6% so với đầu năm. Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia là chưa thật sự đáng lo so với mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 6,8% của năm 2013. Tuy nhiên, việc kiểm soát lạm phát có thành hay không phụ thuộc vào chính sách quản lý giá.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét