3. Djokovic và Nadal lần thứ 4 liên tiếp đụng độ ở trận chung kết Grand Slam
Trong lịch sử chưa bao giờ có hai tay vợt gặp nhau trong 4 trận chung kết Grand Slam liên tiếp cho tới khi xuất hiện Novak Djokovic và Rafael Nadal. Từ Wimbledon 2011, Nole và Rafa bắt đầu hành trình xác lập kỷ lục đặc biệt chưa từng xuất hiện ở quần vợt nam thế giới. Trong 6 trận chung kết hai tay vợt gặp nhau trong năm 2011, có hai trận đấu tại Wimbledon và US Open, nơi mà Djokovic tỏ ra trội hơn Nadal với cùng những trận thắng chỉ trong 4 set đấu. Sau chiến thắng ở Wimbledon (6–4, 6–1, 1–6, 6–3), Djokovic cũng soán luôn ngôi số 1 thế giới của chính Nadal và cho tới thời điểm hiện tại Rafa vẫn còn phải mất nhiều thời gian và nỗ lực mới hy vọng đoạt lại được.
Nadal và Djokovic trong trận chung kết kinh điển ở Australian Open 2012
Sự ganh đua giữa Djokovic và Nadal tiếp tục diễn ra trong năm 2012, bắt đầu ở Australian Open 2012 với trận chung kết kinh điển của quần vợt thế giới, trận chung kết Grand Slam dài nhất lịch sử kéo dài 5 giờ 53 phút. Khi trận đấu kết thúc với phần thắng của Nole, đồng hồ tại Melbourne cũng chỉ sang 1h37’ sáng thứ hai. Nadal lần thứ 7 liên tiếp để thua Djokovic nhưng không như năm 2011, Rafa đã cho thấy sự thay đổi về chiến thuật (bước vào sân tấn công nhiều hơn) và cả tâm lý.
Video Djokovic - Nadal (CK Roland Garros 2012)
Video Djokovic - Nadal (CK Australian Open 2012)
Video Djokovic - Nadal (CK Monte-Carlo Masters 2012)
Video Djokovic - Federer (BK Wimbledon 2012)
Tới trận chung kết Roland Garros, Djokovic đứng trước ngưỡng cửa trở thành tay vợt đầu tiên trong vòng 43 năm kể từ huyền thoại Rod Laver năm 1969 đoạt 4 Grand Slam liên tiếp. Nhưng Nadal cũng có những mục tiêu của riêng mình, lập kỷ lục 7 lần vô địch Roland Garros và xứng danh “Vua đất nện”. Dường như những chiến thắng ở Monte-Carlo và Rome đã giúp Rafa hóa giải được Nole trên mặt sân đất nện, sau sự chuẩn bị hoàn hảo với 6 trận thắng ở những vòng ngoài mà không để thua một set đầu nào. Còn Djokovic trong lần đầu tiên có mặt ở chung kết Roland Garros đã phải trải qua một hành trình khó khăn với những trận đấu kéo dài 5 set với Andreas Seppi của Italia ở vòng 3 và Jo-Wilfried Tsonga ở tứ kết trước khi trả món nợ thua ở bán kết năm 2011 khi gặp Federer. Nhưng như vậy là chưa đủ để Nole công phá thành trì Roland Garros của Nadal. Tay vợt người Tây Ban Nha đã ngăn cản “Nole Slam” bằng trận thắng trong 4 set (6–4, 6–3, 2–6, 7–5) để giành Grand Slam thứ 11 trong sự nghiệp và thứ 7 ở Roland Garros. Đáng tiếc nửa còn lại của mùa giải 2012 Nadal bị chấn thương và không thi đấu, nếu không rất có thể hai tay vợt sẽ còn tạo nên những trận so tài hấp dẫn hơn nữa, dù lặp lại 4 trận chung kết Grand Slam liên tiếp một lần nữa sẽ là kỳ tích.
2. Nadal lần thứ 8 liên tiếp vô địch Monte-Carlo
Không phải là Grand Slam, cũng là giải Masters 1000 không bắt buộc với những tay vợt hàng đầu, nhưng sự kiện Nadal lần thứ 8 liên tiếp đăng quang tại Monte-Carlo xứng đáng được ghi vào sử sách. Từ một chàng trai chưa đầy 19 tuổi đến người đàn ông trưởng thành, Rafa đã thống trị tuyệt đối mặt sân đất nện ở Monte-Carlo trong vòng 8 năm qua, điều mà không một tay vợt nào trong kỷ nguyên Mở có thể làm được tại một giải đấu bất kỳ. Thật ngạc nhiên, Monte-Carlo được ví như là “đất mẹ”, nơi Nadal luôn nhận được nguồn sinh lực vô hình để hồi sinh mạnh mẽ sau những chông gai.
Monte-Carlo là nơi Nadal là vị Vua trị vì
Gần một năm vật lộn với chấn thương đầu gối từ sau Roland Garros 2009, Nadal cũng giải cơn khát danh hiệu ở chính Monte-Carlo năm 2010, trước khi hoàn tất “Clay Slam” với việc chinh phục cả 3 Masters 1000 trên sân đất nện (thêm Rome và Madrid) cùng Roland Garros. Đó cũng là mùa giải thần kỳ của Nadal với việc lần thứ 2 đoạt Wimbledon và đặc biệt là US Open để chinh phục nốt “CareerGolden Slam”, 4 Grand Slam các loại và HCV Olympic, trở thành tay vợt thứ hai sau huyền thoại Andre Agassi làm được trong kỷ nguyên Mở.
Và năm 2012 cũng như vậy. Trước Monte-Carlo Masters, danh hiệu gần nhất của Nadal là Roland Garros 2011, rồi sau đó là thất bại ở 4 trận chung kết, trong đó có tới 3 trận ở Grand Slam trước Djokovic. Nhưng cuối cùng chính Monte-Carlo lại đưa Rafa trở lại, bằng những chiến thắng hủy diệt mọi đối thủ trước khi gặp lại Nole. Sau 7 trận chung kết toàn thua trước Djokovic, Nadal cuối cùng cũng chấm dứt được chuỗi trận ảm đạm đó bằng chiến thắng áp đảo trong trận chung kết (6-3, 6-1) chỉ trong có 79 phút.
42 trận thắng liên tiếp và 8 danh hiệu, 14 trận toàn thắng trước những tay vợt tốp 10 trong vòng 8 năm, đúng là Monte-Carlo là vương triều của riêng “Vua đất nện”.
1. Federer vượt qua 286 tuần số 1 thế giới của Pete Sampras
Sự kiện nào xứng đáng là nổi bật nhất làng banh nỉ nam thế giới trong năm 2012, đó là việc Federer chinh phục thêm một kỷ lục của bậc tiền bối Sampras: 286 tuần giữ vị trí số 1 thế giới. Hai năm trước, khi Federer thất bại trong việc bảo vệ chức vô địch Roland Garros rồi mất ngôi số 1 thế giới vào tay của chính kỳ phùng địch thủ Nadal, khi đó FedEx đã đi tới con số 285 tuần và đã tiến rất sát kỷ lục của Sampras. Trong khoảng thời gian từ đó đến trước Wimbledon 2012, Federer chỉ lóe sáng ở những giải đấu cuối năm, còn đấu trường Grand Slam đã nằm gần như trọn trong những cuộc đấu của Djokovic và Nadal. Dấu hỏi về thời đại của Federer đã tới hồi kết từng được đặt ra, khi kẻ thù thời gian cứ dần dần trôi qua và FedEx đã bước qua tuổi 30.
Federer lấy lại ngôi số 1 thế giới và cân bằng kỷ lục của Sampras
Nhưng như một định mệnh, Wimbledon từng là nơi Federer thành danh với chiến thắng khó quên trước Sampras vào năm 2001 và chính mặt sân cỏ tại London cũng là nơi ghi dấu sự kiện trọng đại bậc nhất trong sự nghiệp của FedEx. Sau thất bại ở bán kết Australian Open 2012 và cùng đội tuyển Davis Cup Thụy Sỹ thảm bại ngay trên sân nhà trước đội Mỹ ở vòng 1 World Group, Federer đã nhanh chóng gạt qua một bên nỗi thất vọng để vô địch 3 giải liên tiếp ởRotterdam, Dubai và Indian Wells, nhờ đó tích lũy số điểm cần thiết cho chặng đường tiếp theo. Ở Wimbledon, khi Nadal thua sốc ở vòng 2 trước Lukas Rosol của Séc, Federer đã từng bước vượt qua khó khăn ở vòng ngoài, trước khi liên tiếp đánh bại Djokovic ở bán kết và Murray ở chung kết đều qua 4 set đấu.
Danh hiệu Grand Slam thứ 7 đúng là món quà tuyệt nhất để kỷ niệm ngày Federer lấy lại vị trí số 1 thế giới từ tay Djokovic và chính thức san bằng 286 tuần số 1 của Sampras. Chỉ là một con số nhưng nó đủ nói lên sự vĩ đại của Federer, vì tổng thời gian ấy cũng tương đương với hơn 5 năm trời đằng đẵng, chứng tỏ một sự ổn định khó tin của FedEx xuyên suốt qua năm tháng. Ở tuổi 31, Federer vẫn là số 1 thế giới, dẫu cuối cùng vị trí đó cũng thuộc về Djokovic khi mùa giải 2012 khép lại.
Nhưng với việc nâng số tuần giữ vị trí số 1 lên con số 302, Federer cũng đủ để xứng đáng với hai từ “huyền thoại”.
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
my pham han quoc shoptainha
ban de laptop shoptainha
tui dung laptop shoptainha
Nguồn: khampha.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét