Dự thảo thông tư nói trên vừa được công bố đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các cơ quan quản lý, những người trực tiếp làm nghệ thuật và cả công chúng, khán giả. Góp ý cho dự thảo, nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm của Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên: Văn bản lần này chặt chẽ nhưng đi kèm đó là cơ quan quản lý phải hết sức quyết liệt. Bởi nếu chỉ ra quân, làm rầm rộ một vài ngày thì đâu lại vào đấy.
Ông Hoàng Minh Thái, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ VHTT &DL
Khái niệm "phản cảm” không dễ định nghĩa
Đây là lần đầu tiên có một văn bản pháp quy cao nhất về biểu diễn nghệ thuật ra đời. Các tiêu chí của thí sinh dự thi người đẹp quy định tại Nghị định 79 cũng có nhiều điểm mới, chặt chẽ, rõ ràng. Đáng chú ý là quy định về việc thí sinh phải đủ 18 tuổi trở lên tính theo ngày tháng năm sinh mới được phép dự thi. Nếu tại thời điểm đăng ký tham dự cuộc thi, thí sinh 17 tuổi 11 tháng cũng không đủ điều kiện.
Nhưng về mặt khái niệm, tôi cho rằng quy định việc ăn mặc thế nào là phản cảm rất khó định nghĩa. Nếu đi biển mà nhìn thấy người ăn mặc quần áo dài cũng là phản cảm. Ví dụ vừa rồi, truyền thông có đưa tin 3 cô gái mặc "thiếu vải” khi hát ca vọng cổ, tôi cho rằng, 3 cô đó hát ca vọng cổ chứ không phải đi tắm biển. Nghĩa là ăn mặc phải phù hợp đúng với hoàn cảnh. Nên việc xem xét thế nào là ăn mặc phản cảm cũng không đơn giản chút nào. Việc phạt "đúng người- đúng tội” còn phụ thuộc vào độ hiểu đúng khái niệm của những người làm nhiệm vụ đó.
NSND Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam:
Đừng để "sao” tự phong làm loạn hoạt động biểu diễn
Thời gian qua, tôi cảm thấy buồn bởi lẽ ra hình ảnh người nghệ sĩ phải đẹp trong mắt công chúng, thì đằng này lại trở thành đề tài lùm xùm không đáng có. Tôi cho rằng, nếu chỉ phạt hành chính, phạt tiền với những nghệ sĩ vi phạm qui định biểu diễn nghệ thuật thì chưa đủ để răn đe…Cái mà những qui định hành chính không xóa đi được, đó chính là việc làm hoen ố lây hình ảnh của các nghệ sĩ chân chính trong lòng công chúng. Quan trọng hơn là đừng để cho "sao” tự phong làm loạn hoạt động biểu diễn.
Cụ thể là vụ việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mới đây, tôi không hiểu tại sao sau sự cố như vậy mà hình ảnh quảng cáo cho sô diễn Đàm Vĩnh Hưng vẫn tràn ngập phố phường Hà Nội. Phạt là điều chỉnh hành vi chứ không phải để quảng cáo thêm cho người bị phạt, để người bị phạt cát xê lại cao hơn.
Mặt khác, mỗi khi sự cố xảy ra các nhà quản lý mới tiến hành xử phạt, trong khi hành vi phản cảm của các nghệ sĩ đã làm thất vọng hàng triệu khán giả. Đây không đơn thuần là các sự cố trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật, bởi đó là văn hóa, tác hại của hành động văn hóa, thẩm mỹ văn hóa "xấu”… gây hệ lụy lâu dài tới công chúng. Tôi cho rằng, người nghệ sĩ trước hết phải là người công dân, phải sống và làm việc theo pháp luật, Hiến pháp. Việc ban hành Nghị định 79 sắp tới là điều hết sức đáng mừng, nhưng để văn bản luật áp dụng trong thực tế đời sống lại là điều hoàn toàn không đơn giản.
Ông Vương Duy Bảo, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở- Bộ VHTT&DL
Tại sao đàn ông Việt không được thi sắc đẹp?
Tôi thấy, tại Điều 19, Chương 3 về thi người đẹp và người mẫu, Nghị định 79 quy định: Thí sinh dự thi người đẹp phải là nữ công dân. Quy định đó là không phù hợp. Đồng nghĩa với việc sẽ không có cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới là không hợp lý, bởi lẽ, chúng ta đang kêu gọi nam nữ bình quyền. Vì vậy, nam giới cũng có quyền đăng ký thi sắc đẹp. Tôi đề nghị Cục NTBD nên bổ sung cuộc thi sắc đẹp cho nam giới. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng tổ chức các cuộc thi dành cho nam giới. Thậm chí có cả cuộc thi sắc đẹp nam giới với quy mô quốc tế. Vậy tại sao chúng ta lại có quy định kỳ quặc đến vậy?
Bên cạnh đó, về vấn đề trang phục, quy định sử dụng trang phục hóa trang phù hợp với mục đích của chương trình. Vậy nhiều cuộc biểu diễn phục vụ chính trị phải được quy định như thế nào. Đề nghị trong thông tư hướng dẫn, Cục NTBD cũng nên nói rõ vấn đề này. Cụ thể ăn mặc như thế nào với mỗi chương trình biểu diễn (phục vụ đối tượng khán giả nào) là phù hợp?
NSND Mai Tư, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Thanh Hóa:
2 ngày thẩm định để cấp phép thì chưa đủ
Theo tôi, dự thảo Thông tư qui định chi tiết việc thực hiện Nghị định 79, tại điều 2, mục 2 qui định: trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hộ sơ hợp lệ, Sở VHTT&DL địa phương có trách nhiệm trả lời đơn vị tổ chức nghệ thuật việc có cấp phép chương trình biểu diễn hay không là thiếu khả thi. Bởi thời gian như vậy là quá gấp gáp.
Đấy là chưa kể còn những bất cập khác như cơ quan quản lý văn hóa ở nhiều địa phương hiện nay không có cán bộ chuyên trách bộ phận cấp phép biểu diễn, tất cả đều làm việc kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn để thẩm định hồ sơ ít nhiều còn hạn chế. Vì vậy, theo tôi để thẩm định và đi đến quyết định việc cấp phép một chương trình biểu diễn nghệ thuật thì các Sở VHTT&DL địa phương cần thời gian là 5 ngày mới đủ.
Thiên Ngân(ghi)
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
phim tam ly ohayqua.com
my pham han quoc shoptainha
ban de laptop shoptainha
Nguồn: daidoanket.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét